in

Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí – Sản Lượng- Lợi Nhuận

Kinh nghiệm quản trị

Mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng- lợi nhuận

Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Sản lượng – Lợi nhuận (phân tích CVP) là việc cần làm cho mỗi công ty. Hầu hết chúng ta đều không biết trước được mình bán được bao nhiêu hàng trong tháng. Nhưng chúng ta phải biết mình bán được bao nhiêu hàng thì mới đạt điểm hòa vốn, từ đó có những biện pháp tối đa hóa lợi nhuận.

Phân tích CVP giải thích một số phép tính và đồ thị cần thiết trong môn học tài chính, đồng thời giúp đánh giá kết quả hoạt động của một công ty, xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, biến phí, định phí và kết cấu mặt hàng đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận DN. – Mối quan hệ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của DN, là cơ sở để ra quyết định như: chọn phương án SX, định giá bán sản phẩm, chiến lược bán hàng…Mối quan hệ này cũng cho thấy, tất cả những phương án, giải pháp đều phụ thuộc vào việc: Số lượng hàng được bán

Lấy ví dụ về công ty A buôn bán sản phẩm X. Công ty biết chắc chắn rằng giá bán của sản phẩm là $50 và chi phí biến đổi là $30, từ đó số dư đảm phí (Contribution) là $50 – $30 = $20. Ngoài ra tổng chi phí cố định mỗi năm cũng có thể dễ dàng dự đoán là $200,000. Tuy nhiên khi đặt ra câu hỏi liệu công ty có thể tạo ra lợi nhuận trong năm nay được hay không thì câu trả lời sẽ là “Chúng ta không biết”. Lý do là bởi chúng ta không biết được sẽ có bao nhiêu hàng hóa được bán ra.

Trước tiên, chúng ta phải biết điểm hòa vốn, là điểm mà ở đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, tức là doanh nghiệp không có lãi nhưng cũng không bị lỗ. để biết rằng: Chúng ta cần bán bao nhiêu hàng hóa, mới đủ bù đắp chi phí chúng ta bỏ ra

Cách tính điểm hòa vốn theo phương trình toán học

Chỉ cần một vài kiến thức toán học cơ bản cũng có thể giúp chúng ta trả lời rất nhiều câu hỏi trong việc phân tích CVP.

Như đã biết, tổng doanh thu = giá bán của 1 sản phẩm (USP) X số lượng sản phẩm bán ra (Q)

Ngoài ra, tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí cố định (FC) đầu tiên, sau đó tới các chi phí biến đổi (VC). Tổng chi phí biến đổi được tính bằng cách nhân chi phí biến đổi của từng đơn vị sản phẩm (UVC) với tổng số lượng sản phẩm (Q). Bât kỳ khoản dư thừa nào sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sẽ được coi là lợi nhuận (P). Bằng cách đặt những thông tin này vào một phương trình đơn giản, ta sẽ có được câu trả lời cho những câu hỏi về CVP. Với công ty A:

Tổng doanh thu – tổng chi phí biến đổi – tổng chi phí cố định = Lợi nhuận

(USP x Q ) – ( UVC x Q) – FC = P ( 50Q ) – ( 30Q ) – 200.000 = P

(Lưu ý: Chúng ta sẽ sử dụng tổng chi phí cố định chứ không sử dụng chi phí cố định trên từng đơn vị sản phẩm vì chi phí cố định trên từng đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi theo số lượng sản phẩm được bán ra)

Nếu đặt lợi nhuận P = 0 (không có lãi) thì chúng ta sẽ tìm ra được số lượng hàng cần bán để hòa vốn:

(50Q) – (30Q) – 200.000 = 0

20Q – 200.000 = 0

20Q = 200.000

Q = 10.000 đơn vị.

Như vậy để có thể hòa vốn, công ty A cần bán được 10,000 sản phẩm X. Nếu bán được trên 10,000 sản phẩm, công ty sẽ tạo ra được lợi nhuận.

Đặc biệt, sau điểm hòa vốn, lợi nhuận chính là số dư đảm phí của mỗi sản phẩm hàng hóa.

Bạn đã bao giờ quan tâm tới điểm hòa vốn của doanh nghiệp mình chưa ?

P/s: Các bạn xem thêm đồ thị trong ảnh, để hiểu thêm về điểm hòa vốn.

No photo description available.

Written by 10q

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading…

0

Comments

0 comments

TIPS TRÁNH SẬP KHI XÂY CHUỖI

0

CHIA SẺ KINH NGHIỆM SEO TRÊN CÁC KÊNH OTA